Từ khi là một cô nhóc mới
ra trường có cơ hội thực tập tại một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam trước sự ngưỡng mộ của bạn
học và nhiều người dân quê nhà, 3 năm trôi qua, câu nói của bác tôi: Mày phải
biết mày là ai, đôi khi vẫn như một mũi kim xoáy sâu trong lòng.
2 vạn câu hỏi vì sao, tâm
sự về công việc chắc phải một cái sớ 8 vạn chữ gửi lên Nam Tào, Bắc Đẩu trên
thiên đình mà sao soi không thấu.
Nghĩ tới lời của tiền bối,
tự dưng thấy ức chế: Mình tài giỏi vậy, mình lẽ ra phải được ngồi ở vị trí A B
C quản lý n nhân viên, sao vẫn mãi lẹt đẹt như thế này. Và bắt đầu nghi ngờ về
công ty, nghi ngờ về đồng nghiệp, nghi ngờ về tiềm năng của sản phẩm/ dự án
công ty đang kinh doanh… Và quay lại nghi ngờ về bản thân: Liệu mình có hợp với
môi trường làm việc tại đây không?
Nhìn lại chặng đường đi
làm đầy sóng gió, và cố gắng soi lại chính mình, tại sao mãi vẫn chưa thành
công? Đã từng
rất nhiều lần ức chế định vác đơn xin nghỉ việc đập vào bàn giám đốc. Cho đến một
ngày, tình cờ biết sếp đang xây dựng khóa học “Chuẩn nhân viên tốt” để toàn bộ
nhân viên công ty được học, khi bắt đầu đọc những dòng đầu tiên về mục tiêu
khóa học, rồi chỉ lướt qua tiêu đề của các bài học thôi, mình có cảm giác như
Acsimet kêu lên: Eureka, đã tìm thấy.
“ Bài số 1: Làm việc
chuyên nghiệp
1. Biết việc của mình và
làm tốt nó
- Hiểu biết chuyên môn về
công việc của mình – Rành việc - Thạo nghề.
- Làm tốt phần việc của
mình
- Làm đúng phần việc của
mình”
Hoá ra điều mình nghĩ
hoàn toàn khác với điều sếp nghĩ. Biết mình là ai - biết mình đến tổ chức này để làm công việc gì - biết mình đang cống hiến
được những gì cho tổ chức. CEO quý trọng những người hiểu rõ công việc của
mình, làm công việc đó với thái độ tích cực, đam mê và đạt kết quả tốt.
Những thanh niên mới ra
trường được vài năm, những người đã trên chục năm đi làm, những người vẫn dành
hàng tá thời gian để than vãn về sự bất công của cuộc đời như mình, chưa chắc
chúng ta đã qua được mốc đầu tiên của Làm việc chuyên nghiệp. Khi CEO nói chúng
ta làm việc nghiệp dư, thấp cấp, phản ứng đầu tiên của mình cũng rất ức chế y
như những năm trước nghe lời bác: Mày phải biết mày là ai.
Nhưng mà, xét cho cùng,
-
Có hôm nào đó, bạn thấy buồn, thằng bồ hủy
hẹn, tạch con lô, hoặc hôm nay bà thích thì bà buồn, sau đó, bạn tỏ thái độ ra
mặt với đồng nghiệp và khách hàng hay chưa?
-
Bạn có dành thời gian soi xét lỗi của người
nọ, người kia?
-
Công ty giao thêm việc, bạn có ngay lập tức
đòi hỏi chế độ.
-
Được giao công việc mới, làm được một
chút, đã tự cho mình kinh khủng.
-
Luôn cho rằng đang được nhận mức lương
không xứng đáng.
Khi cảm xúc tiêu cực đủ
nhiều, bạn nghĩ rằng đã đến lúc ta và boss cần phải chia tay, chúng mình không
hợp, tuy nhiên, ai đảm bảo sang môi trường mới bạn có như cũ hay không? Bản
thân bạn cần phải chuyển ngưỡng, chí ít từ tư duy người làm việc nghiệp dư sang
tư duy của người làm việc chuyên nghiệp. Không nghi ngờ, không lùi bước trước mọi
khó khăn. Luôn có thái độ tích cực, lạc quan, chủ động.
Làm việc với tâm thế của
một người cho đi, để nhận lại quả ngọt xứng đáng
Ở công ty mình, có những đồng chí coder, làm việc chăm chỉ cả năm và được tăng lương gần gấp đôi vị trí hiện tại cũng như có khoản thưởng cả trăm triệu. Đối với những người đi làm, đó cũng là sự ghi nhận hết sức lớn lao. Khi bạn làm tốt, không cớ gì, sếp không giao thêm việc, sếp không giữ bạn lại. Nhân lực ngoài kia rất nhiều, nhưng phát triển nguồn trong tổ chức luôn là điều sếp muốn. Công ty mang lại thu nhập cho anh em, công ty đào tạo cho anh em phát triển, công ty tràn ngập tình cảm để anh em gắn bó. Ai cũng muốn phải không?
Ở công ty mình, có những đồng chí coder, làm việc chăm chỉ cả năm và được tăng lương gần gấp đôi vị trí hiện tại cũng như có khoản thưởng cả trăm triệu. Đối với những người đi làm, đó cũng là sự ghi nhận hết sức lớn lao. Khi bạn làm tốt, không cớ gì, sếp không giao thêm việc, sếp không giữ bạn lại. Nhân lực ngoài kia rất nhiều, nhưng phát triển nguồn trong tổ chức luôn là điều sếp muốn. Công ty mang lại thu nhập cho anh em, công ty đào tạo cho anh em phát triển, công ty tràn ngập tình cảm để anh em gắn bó. Ai cũng muốn phải không?
Thích nghi với sự thay đổi
của tổ chức
Mình là dân marketing, làm việc tại công ty phần mềm, có dự án mới, anh em lao vào phân tích sản phẩm, xây dựng tool, làm bài giảng E-learning, hợp tác với các đối tác, bán sản phẩm mẫu test phản ứng thị trường, xây dựng quy trình và chế độ cho anh em phòng sale. Các anh em cứ hay trêu nhau: Phòng mình như bà nội trợ, việc gì cũng đến tay nhưng chẳng ai thấy phải làm gì. Nếu nhìn ở một góc độ khác, được trải nghiệm mọi thứ trong quá trình làm ra một sản phẩm và thương mại nó là một điều may mắn không phải bất kì ai cũng có cơ hội đó. Hiểu rõ sản phẩm, hiểu rõ nỗi khổ của anh em đi bán sản phẩm là nguyên liệu rất tốt để có thể làm marketing. Cũng chính là cách tạo nên một marketer giỏi so với một marketer thông thường. Công ty chuyển ngưỡng, cần các anh em nghiên cứu cái mới, từ một R&D, bạn có thể trở thành một chuyên gia E-learning designer và thành công tại công ty, khi mảng dự án này mang lại nhiều doanh thu nhất. Khi một chuyến tàu khởi hành rồi, hãy trở thành người kéo toa tàu và đừng để lỡ chuyến!
Mình là dân marketing, làm việc tại công ty phần mềm, có dự án mới, anh em lao vào phân tích sản phẩm, xây dựng tool, làm bài giảng E-learning, hợp tác với các đối tác, bán sản phẩm mẫu test phản ứng thị trường, xây dựng quy trình và chế độ cho anh em phòng sale. Các anh em cứ hay trêu nhau: Phòng mình như bà nội trợ, việc gì cũng đến tay nhưng chẳng ai thấy phải làm gì. Nếu nhìn ở một góc độ khác, được trải nghiệm mọi thứ trong quá trình làm ra một sản phẩm và thương mại nó là một điều may mắn không phải bất kì ai cũng có cơ hội đó. Hiểu rõ sản phẩm, hiểu rõ nỗi khổ của anh em đi bán sản phẩm là nguyên liệu rất tốt để có thể làm marketing. Cũng chính là cách tạo nên một marketer giỏi so với một marketer thông thường. Công ty chuyển ngưỡng, cần các anh em nghiên cứu cái mới, từ một R&D, bạn có thể trở thành một chuyên gia E-learning designer và thành công tại công ty, khi mảng dự án này mang lại nhiều doanh thu nhất. Khi một chuyến tàu khởi hành rồi, hãy trở thành người kéo toa tàu và đừng để lỡ chuyến!
Có những ngày mệt mỏi, bạn
tiếc nuối, ngày xưa lẽ ra mình nên cố gắng hơn tại chỗ ấy thì bây giờ công việc
đã ổn định, một chồng hai con, có khi còn 3 tầng 4 bánh. Vậy thì, thay vì ôm đầu
suy nghĩ, hãy luôn Biết mình là ai
- làm tốt công việc của mình ở hiện tại
để vài năm sau đừng tiếc nuối những bây giờ: Lẽ ra mình nên…