Người đi làm và doanh nghiệp: Nợ và duyên

Người ta thường nói vợ chồng gắn bó với nhau bởi duyên nợ. Người đi làm và doanh nghiệp cũng gắn bó với nhau cũng bởi cái duyên và cái nợ. Cái duyên là khi tuyển dụng, người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc mà doanh nghiệp cần và họ đưa ra được lương thưởng, chế độ phúc lợi,… mà người lao động cảm thấy hài lòng, và như thế là ta gặp nhau. Nhưng để duy trì mối quan hệ với nhau lâu dài, đảm bảo đôi bên cùng gắn bó, có trách nhiệm với nhau, người ta gọi là cái nợ. Đối với vợ chồng, cái nợ là giấy đăng kí kết hôn, đối với doanh nghiệp đó là hợp đồng lao động. Nợ ở đây, chính là “nợ ân tình”.

Mình có cái duyên để đến với nhau, làm sao để bước tiếp với nhau trên một chặng đường dài? Làm sao để duy trì cái “nợ” với nhau?




Đối với chủ doanh nghiệp, đó là câu chuyện về niềm tin. Khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp, họ mang lại được giá trị gì cho doanh nghiệp, giá trị đó tích lũy trên một thời gian cụ thể, nó đạt kỳ vọng hoặc vượt kỳ vọng của chủ doanh nghiệp thì họ có được niềm tin. Niềm tin là thứ ta gắn bó với nhau trên chặng đường dài.

Thứ hai là sự kết nối, nếu coi công ty như một đội bóng, chúng ta không cần các siêu sao, chúng ta cần sự phối hợp tốt để ra kết quả. Sự phối kết hợp với đồng nghiệp tốt thì bạn sẽ phát triển lâu dài.

Đối với người lao động, mối nợ duyên với công ty là việc lãnh đạo giúp họ duy trì lòng nhiệt huyết với công việc. Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp phải quyết tâm thực hiện được 3 điều sau.

Thứ nhất, hãy là người truyền lửa, lãnh đạo phải làm gương cho tinh thần làm việc say mê và có định hướng.

Thứ hai, là chế độ đãi ngộ cho nhân viên ưu tú bằng cách khen thưởng cho nỗ lực họ đã bỏ ra. Bằng cả danh dự và tăng bậc lương thưởng.

Thứ ba đó là mang đến cho người lao động các chương trình đào tạo bài bản, thường xuyên liên tục nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Cán bộ nhân viên luôn mong muốn được phát triển bản thân, đào tạo giúp họ làm mới mình và đặt ra được những mục tiêu cao hơn. Nếu doanh nghiệp sử dụng hệ thống đào tạo nội bộ trực tuyến, việc đào tạo nhân viên sẽ hiệu quả hơn. Cán bộ nhân viên có thể tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi trên máy tính, tablet hay smartphone,… việc học không chiếm vào thời gian làm việc hàng ngày.

Sở dĩ tôi nói sâu hơn về giải pháp đào tạo, vì trước tới nay hai điều đầu tiên, chủ doanh nghiệp thường làm rất tốt (có như vậy thì họ mới trả được lương nuôi cả đội quân chứ nhỉ). Còn đào tạo thì chưa thực sự được chú trọng tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp coi đào tạo là chi phí có thể cắt giảm ngay, nhiều doanh nghiệp chi phí nhậu nhẹt tiếp khách gấp hàng chục lần đào tạo.

Người Á Đông chúng ta coi trọng cái lý, cái tình. Trong mối quan hệ lao động, chắc chẳng chủ doanh nghiệp nào lại muốn dăm bữa, nửa tháng lại chấm dứt một món “nợ ân tình”, để có thêm nhiều duyên “mới”. Xét cho cùng, đào tạo không chỉ là một khoản phúc lợi dành cho cán bộ nhân viên mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chủ doanh nghiệp dành cho anh em. Mối quan hệ giữa đào tạo, chủ doanh nghiệp và người lao động chạy quanh một quỹ đạo. Cán bộ nhân viên được đào tạo, họ được chuẩn hóa về thái độ, kiến thức, kỹ năng, từ đó họ tăng năng suất lao động, công ty có thêm doanh thu, lãnh đạo tin tưởng họ, họ cảm thấy được quan tâm, được ghi nhận, được tưởng thưởng và họ muốn gắn bó. Như vậy lại tiếp tục một vòng tròn, không điểm đầu, điểm cuối.

Người lao động cần công việc, chủ doanh nghiệp cũng cần người làm việc tạo ra các giá trị cho bản thân họ và xã hội. Đừng coi nợ duyên là một mối ràng buộc trách nhiệm, hãy nợ nhau một mối ân tình. Đào tạo nhân viên thường xuyên, cũng là cách chủ doanh nghiệp tạo ra mối ân tình đó.

Hiện nay ở Việt Nam, có đơn vị công nghệ tiên phong phát triển hệ thống quản trị đào tạo trên nền tảng đám mây CLS (cloud - based learning management system). Với chi phí chưa đến 100.000 đ/ CBNV, doanh nghiệp có thể sở hữu một hệ thống đào tạo nội bộ tiên tiến, hiện đại tương đương với tiêu chuẩn tại các thị trường phát triển.