Doanh nghiệp Việt, chi tiếp khách, nhậu nhẹt gấp hàng chục lần đào tạo

Trung bình một năm doanh nghiệp chỉ bỏ ra chi phí đào tạo 400 ngàn/ nhân viên/ năm. Nhưng họ sẵn sàng chi gấp hàng chục lần như vậy cho các hoạt động tiếp khách và nhậu nhẹt trong công ty. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo chưa được chú trọng đúng mức.

1.    Từ văn hóa “ăn nhậu” đến văn hóa “học tập”

Nói về giá trị của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch HĐQT công ty Chứng khoán Sài Gòn đã chia sẻ những công ty mà chi phí tiếp khách, ăn nhậu lớn hơn chi phí đào tạo sẽ bị đánh giá thấp và liệt kê vào loại rủi ro cao.

Tuy vậy, rất nhiều CEO giữ quan niệm nhậu nhẹt là hoạt động teambuilding và công ty sẵn sàng chi trả. Đôi khi nhậu nhẹt được xem là thước đo đánh giá khả năng trong công việc. Ai không uống được rượu sẽ bị sếp chê tiếp khách không tốt. Dần dà, rất nhiều người hình thành quan niệm muốn tăng lương, lên chức là phải nhậu giỏi.



Số lượng các công ty có văn hóa ăn nhậu ngày càng tăng mà văn hóa học tập thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam của Lê Quân khảo sát tại 335 công ty có hoạt động đào tạo tại Việt Nam, ngân sách đào tạo chỉ chiếm 7,13% quỹ lương, khoảng 400 ngàn/nhân viên/năm (1). Thực tế cho thấy, con số chi cho ăn nhậu có thể gấp hàng chục lần.

Theo PGS, TS. Lê Quân: "Doanh nghiệp đầu tư chưa tương xứng cho công tác phát triển nguồn nhân lực."

Tương đương với mức đầu tư chưa tương xứng, hoạt động đào tạo tại các doanh nghiệp hiện nay chưa diễn ra thực sự hiệu quả.

72% doanh nghiệp chỉ đào tạo kỹ năng liên quan đến công việc của nhân viên. 67% DN không xây dựng được lộ trình đào tạo bài bản, rõ ràng.

2, Đầu tư cho đào tạo - bí kíp vượt trội của những doanh nghiệp tỷ đô

Ông Chris Harvey, Tổng Giám đốc VietnamWorks cho rằng, người quản lý trong các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhân viên của mình học hỏi không ngừng. Google khuyến khích tất cả kỹ sư của họ dành hơn 20% quỹ thời gian mỗi ngày để học và làm dự án không liên quan đến công việc. Tất cả nhân viên mới tại các cửa hàng của Apple phải trải qua huấn luyện hàng tuần trước khi giao tiếp với khách... "Các công ty thành công nhất trong lĩnh vực của họ đều nhờ việc xây dựng môi trường học hỏi không ngừng”.

Theo báo cáo của IBM, với 1$ doanh nghiệp chi cho đào tạo, họ có thể thu về 30$ nhờ tăng hiệu quả làm việc (2).



Việc đầu tư thời gian và tiền bạc cho hoạt động đào tạo phát triển đội ngũ là hoàn toàn đúng đắn. Các doanh nghiệp đang có hoạt động đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo bài bản, rõ ràng, phù hợp với từng người lao động.

3. Cloud learning - Lời giải cho bài toán phát triển nguồn nhân lực

Để việc đào tạo thực sự thu được hiệu quả, hình thức đào tạo rất quan trọng. Ngoài hình thức đào tạo truyền thống là giảng viên đứng lớp hay cầm tay chỉ việc, doanh nghiệp có thể kết hợp với hình thức đào tạo trực tuyến.

Một cuộc nghiên cứu của The e-Learning Guild cho thấy 73% thành viên của họ tham gia các khóa học online và có đến 95% (3) số người cho biết họ áp dụng hiệu quả những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc hàng ngày.


Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số đơn vị công nghệ cung cấp platform cho đào tạo. Trong đó, CLS là platform phù hợp với đặc thù đào tạo doanh nghiệp trong nước… Với công nghệ cloud learning, cán bộ nhân viên có thể học tập mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị với chương trình học được thiết kế riêng phù hợp với lộ trình phát triển tại công ty. Đồng thời, ban giám đốc và bộ phận HR có thể dễ dàng đo lường hiệu quả đào tạo và đánh giá từng người lao động.

Làm một phép so sánh vui, đầu tư cho một hệ thống đào tạo nội bộ trực tuyến chỉ bằng vài bữa nhậu cho các anh em mà có thể giải quyết được bài toán phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

Tham khảo:
(1): Theo Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam, Lê Quân
(2): Theo E-learning Industry
(3): Theo The E-learning Guild