Previous
Next
banner
6 “chiêu” đàm phán cực hiệu quả từ Bill Gates, Steve Jobs mà bạn nên áp dụng ngay

6 “chiêu” đàm phán cực hiệu quả từ Bill Gates, Steve Jobs mà bạn nên áp dụng ngay

Hẳn là bạn đã đọc qua một vài câu chuyện kinh điển trong giới kinh doanh về những vấn đề như: Những doanh nhân nổi tiếng khi lập nghiệp thuyết phục nhà đầu tư ra sao? Họ thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm như thế nào?… Một trong nhiều yếu tố khiến họ thành công trong các thương vụ chính là nhờ vào tài đàm phán, thương lượng “thần sầu”.

Đừng nghĩ tài đàm phán, thương lượng chỉ đơn thuần là ăn nói sao cho khéo léo, lấy lòng người nghe thôi nhé! Đây là một nghệ thuật hẳn hoi đấy. Bill Gates, Steve Jobs… và những doanh nhân nổi tiếng trên thế giới đều rất chú trọng và có hẳn cả chiến lược cho mỗi cuộc đàm phán. Những chiến thuật của họ đều được tổng hợp và phân tích lại. Nghe thì có vẻ vĩ mô, to lớn, nhưng những “thuật” đàm phán này hoàn toàn có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày hoặc công việc của bạn. Hãy sử dụng ngay 6 “chiêu” thương lượng Vui Vẻ tổng hợp dưới đây để thấy sự hiệu quả nhé.


1/ “Tôi không có đủ thẩm quyền để quyết định, tôi sẽ hỏi ý kiến cấp trên trước khi trả lời nhé…”


Khi ngồi vào “bàn đàm phán”, đừng để đối phương biết bạn hoàn toàn có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy rời đi và khiến họ nghĩ rằng tình hình còn phụ thuộc vào một “trùm cuối” bên trên nữa. Điều này khiến đối phương đưa ra thêm những “món hời” cho bạn để đạt được thỏa thuận. Nhưng quan trọng nhất đó là phương pháp này giúp bạn thêm thời gian để “về nhà” suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc lại thật kỹ. Sau đó lỡ bạn “lật kèo” thì cũng không bị mang tiếng, vẫn giữ được mối quan hệ.


2/ “… Quy định công ty…”

Câu thần chú 4 từ này rất hiệu nghiệm, bạn hãy thêm nó vào khi muốn từ chối một điều gì đó, ví dụ như:
Xin lỗi, chị muốn giúp em lắm, nhưng quy định công ty không cho phép em à…

Hoặc
Xin lỗi nhưng anh phải thanh toán trước 10% phí đặt cọc trước trong hôm nay mới được, quy định của công ty ạ, chứ em cũng không muốn hối anh đâu!

4 từ thần kỳ này là một mẹo chuyển mũi trách nhiệm (cho phía công ty) và khiến bạn trông có vẻ bất lực, “ngây thơ” (dù là ngây thơ…vô số tội). Người nghe thường sẽ có xu hướng (đành) chấp nhận điều khoản này vì nghĩ đó là quy định rồi, không thể sửa đổi.


3/ Đưa ra lời đề nghị theo ý muốn của bạn


Giả sử bạn và vợ đang chuẩn bị đi ăn tối, nhưng nàng cữ mãi “tóc tai quần áo trang điểm” hoài không xong. Trong trường hợp này đừng nói những câu đại loại như: “mình đi chưa em?“, vì có thể câu trả lời sẽ mãi là “chưa anh!” đấy. Thay vào đó, hãy đưa ra câu hỏi cụ thể như hướng bạn mong muốn là:
Mấy giờ mình xuất phát em ơi?

Lúc này, cô ấy sẽ đưa ra một thời gian cụ thể và tranh thủ nhanh tay để kịp giờ.

Bạn thấy chứ? cùng một ý nhưng có hai hướng hỏi khác nhau. Hãy đặt những câu hỏi lồng vào đó đáp án bạn mong muốn để ám thị đối phương.

Đây cũng là lý do bạn hay nhìn thấy những câu như “Tôi muốn đăng ký nhận email/ thông tin này” để click vào, thay vì câu hỏi “Bạn có muốn đăng ký nhận thông báo không? – Có/Không” khi đăng ký một dịch vụ nào đó trên mạng.




4/ Luôn luôn từ chối lời đề nghị đầu tiên


Nhớ nhé! Dù bạn nghĩ lời đề nghị được đưa ra đã quá tuyệt rồi, nhưng đừng vội đồng ý ngay, vì chắc chắn đối phương sẽ còn những ưu đãi chưa “tung ra”.

Ví dụ bạn đang đàm phán mua gói tour du lịch, tiệc cho công ty, hãy đợi đến khi bên công ty du lịch đưa ra những gói bonus như: tặng thêm một ly rượu miễn phí cho mỗi người, check – in sớm, tặng thêm phòng… Kết quả cuối cùng là cả hai bên đều mãn nguyện vì hợp đồng đã được khí, đây chính là tình huống “mọi người cùng thắng”.


5/ Đưa ra nhiều phương án “khác nhau” (nhấn mạnh: khác nhau trong ngoặc kép!)


Mọi người thường có xu hướng thích những câu hỏi có phương án lựa chọn, bạn hãy tận dụng điều này khi ngồi vào bàn đàm phán. Những phương án bạn đưa ra có thể toàn bộ đều có lợi cho bạn, hoặc dùng nhiều phương án để cho đối phương thấy sự so sánh, giúp họ đưa ra quyết định.

Ví dụ:
Ê mấy bồ, Hè này tụi mình du lịch ở đâu trong 3 chỗ này, chọn đi: Thái Lan, Hồng Kông, Đài Bắc

(Cả ba chỗ đều là nơi bạn muốn đi)

Quý khách có thể lựa chọn thanh toán ngay hôm nay và được ưu đãi 10% hoặc để tháng sau thanh toán nhưng không được khuyến mãi nữa

(Giúp đối phương có sự so sánh, quyết định)


6/ Đưa ra lời đề nghị giả


Đây là một thủ thuật rất phổ biến trong những cuộc đàm phán chuyên nghiệp. Ban đầu hãy đưa ra những yêu cầu, đề nghị không quan trọng, không cần thiết ( hoặc hơi vô lý cũng được) như thể bạn thật sự muốn nó! Những yêu cầu này chắc hẳn sẽ bị đối phương từ chối. Lúc này mới là lúc bạn đưa ra yêu cầu thật sự của mình và nhận được gật đầu đồng ý.

Nếu bạn là Sếp của ai đó, hãy thử cách này:
- Anh muốn em hoàn thành bản báo cáo này ngay trưa nay…Sao? không được hả? Thôi, du di cho tới sáng mai đó, trước 10 giờ sáng nha em!

Hoặc đi đặt tiệc ở nhà hàng:
- Giá này OK đó anh, nhưng phải bao gồm luôn tráng miệng thêm và đố uống nhé! Ummm? không có đồ uống hả! Thôi cũng được đi, nhưng tráng miệng thêm đi nha anh!
Tại sao ROI không phù hợp khi quyết định nhu cầu đào tạo

Tại sao ROI không phù hợp khi quyết định nhu cầu đào tạo

Trong khủng hoảng, suy nghĩ của các CEO hoặc tổng giám đốc là cắt giảm chi phí. Loại chi phí đầu tiên mà họ hay nghĩ tới đó là đào tạo và các khoản phúc lợi cho người lao động. Nếu trên thực tế thì đó dường như là giải pháp rất hiệu quả nhưng nếu nhìn nhận trên một khía cạnh khác về chi phí ẩn, điều đó không phải là một quyết định thông minh. Khi phòng nhân sự đề nghị các khóa đào tạo cho nhân viên thông thường CEO và các quản lý tài chính hay hỏi tới ROI - Return On Investment cho các chương trình đào tạo. ROI trong đào tạo thường rất khó đánh giá và thông thường các quĩ đào tạo bị cắt giảm tối đa do không chứng tỏ được ROI cho cấp quản lý và tài chính.


Chúng ta – chuyên viên nhân sự hãy sử dụng các con số để thuyết phục cho cấp quản lý về vai trò đào tạo. Giả sử công ty của các bạn đang có 100 nhân viên. Tác giả lấy con số 100 vì con số này khá gần với kích thước trung bình của một công ty tại Việt Nam. Chúng ta giả sử quỹ lương trung bình là 4 triệu đồng vào thời điểm năm 2012. Như vậy hàng tháng công ty sẽ phải trả 400 triệu. Thực sự chi phí của công ty cho các hoạt động lớn hơn nhiều do thuê văn phòng, trả các tiện ích, chi phí hoạt động, chi phí bảo hiểm vv. Chúng ta giả sử các chi phí đó có hệ số 1.5. Như vậy tổng chi phí hoạt động một công ty 100 nhân viên tại Việt Nam là 1 tỷ đồng ( 2.5 của 400 triệu). Trong một tháng, công ty có 26 ngày công giả sử làm sáng thứ bảy. Như vậy cứ 1 phút làm việc trong 1 tháng công ty phải trả số tiền là : 1 tỷ / 26 ngày công/ 8 giờ / 60 phút = 80.128 VNĐ.

Câu chuyện bắt đầu từ đây. Như vậy để công ty tồn tại được, người chủ cứ 1 phút phải móc tiền túi ra trả 80 ngàn đồng cho toàn bộ hệ thống 100 nhân viên làm việc. Tiền bỏ ra là thật nhưng hiệu quả có được như mong muốn hay không. Nhân viên nhận tiền lương nhưng vì lý do kỹ năng làm việc kém, quản lý thời gian không hiệu quả, giao tiếp không tốt, làm việc nhóm không tốt, quản lý cuộc họp không tốt, thiếu kỹ năng ra quyết định, kém trong việc giải quyết vấn đề, đàm phán không hiệu quả. Tất cả những lý do đó chúng ta quy đổi ra 10 % thời gian là không tạo ra lợi ích cho công ty. Tức là hàng tháng CEO trong công ty trả một số tiền là 80.128 * 60 phút * 8 giờ * 10 % = 7.692307 VNĐ cho một ngày. Tổng số tiền bị mất đi trong vòng 1 năm là 26 ngày * 12 tháng * 7.692307 VNĐ = 1.2 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy CEO trong một năm đã mất không 10 % số lương tương ứng chi phí 1.2 tỷ đồng vì các nhân viên kém kỹ năng, kiến thức và thái độ làm việc. Vấn đề quan trọng số tiền này không phải CEO nào cũng nhìn thấy ra và hiểu được. Trong thực tế số chi phí ẩn này còn lớn hơn nhiều với con số 10 % thời gian ước tính. Vấn đề quan trọng ở đây là CEO không nhìn thấy tiền mất đi vì nó được ẩn vào trong chi phí phải thực hiện. CEO và phòng kế toán nhìn nhận vào con số tiền sẽ bị mất đi thêm để đòi hỏi bộ phận nhân sự tính ra và chỉ ra ROI của các chương trình đào tạo. Thực sự với một số lượng rất nhiều các chương trình đào tạo khái niệm ROI không áp dụng vì các chi phí đào tạo này phải được chi vì nó giúp giảm chi phí 1.2 tỷ nói trên.

Chi phí ẩn này trong thực tế còn đáng báo động hơn nếu như chúng ta có hàng ngàn nhân viên với mức lương trung bình 5-7 triệu, thời gian chết không phải là 10 mà có thể đạt tới 20-30 % trong tổng số thời gian. Trong công ty khi quy hoạch nhu cầu đào tạo chúng ta có ba cấp đào tạo chủ yếu đó là cho nhân viên, cấp quản lý và cấp cao. Khái niệm ROI chỉ nên áp dụng cho các khóa học đào tạo từ cấp quản lý trở lên. Các khóa học cho nhân viên cấp dưới cần được thực hiện theo xu hướng phải làm. Đây cũng là lý do tại sao các công ty nước ngoài và liên doanh triển khai rất nhiều các chương trình đào tạo cho nhân viên trẻ mà không quan tâm về ROI. Lý do họ hiểu rất rõ về chi phí ẩn khi các nhân viên trẻ không được đào tạo về các kỹ năng và kiến thức căn bản.

(Theo Vũ Tuấn Anh - Giám Đốc Điều Hành Viện Quản Lý ViệtNam
Sáng lập Society of Human Resources Management)
Xây dựng học viện trực tuyến tại mỗi doanh nghiệp

Xây dựng học viện trực tuyến tại mỗi doanh nghiệp

Cloud based learning system - là hệ quản trị đào tạo trên nền tảng đám mây. Cho phép quản lý, lưu trữ và cung cấp các khoá học. Đồng thời theo dõi, đánh giá, báo cáo toàn bộ tiến trình về Người dạy, Người học và các khoá học trên hệ thống.

100% chủ doanh nghiệp được hỏi đều khẳng định việc đào tạo là quá cần thiết cho Doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhưng để thực sự đào tạo thành quy trình, quy chuẩn và thường xuyên thì chưa phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính có nguồn lực con người cho đào tạo thì rất dễ dàng trong việc triển khai hệ thống đào tạo tại doanh nghiệp mình. Và họ đã và đang làm điều này. 

Vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao? Họ cũng rất muốn đào tạo nhưng khó khăn cản trở đang thấy quá nhiều, điều này làm cho việc đào tạo của các doanh nghiệp tại các SME chưa thực sự được chú trọng.

Nhưng hãy nhìn lại các yếu tố cấu thành nên hệ thống đào tạo tại doanh nghiệp và nền tảng công nghệ cho đào tạo hiện có trên thị trường (Cloud based learning system). Những khó khăn cản trở của Doanh nghiệp có phải thực sự là khó khăn hay không.

# Con người và nội dung đào tạo

Ở phần này chúng ta dễ dàng nhận thấy cần nhân lực cho 2 mảng là:

Người quản trị tổ chức lớp: Trước đây với phương pháp đào tạo không dựa vào công nghệ, mọi người nghĩ để tổ chức lớp, quản lý lớp phải do một nhóm người mới có thể thực hiện được. Nhưng giờ chỉ cần 1 Admin cho toàn bộ hệ thống đào tạo trên nền tảng Cloud là đảm bảo.

Người sản xuất nội dung, đứng lớp: Nhắc đến vấn đề này chắc chắn là cản trở lớn nhất, bởi con người công ty sở hữu không chuyên trách về việc làm bài giảng và đứng lớp. Mà đi thuê ngoài thì quá tốn kém và thực sự không sát sườn với nhu cầu doanh nghiệp.


Nhìn lại, doanh nghiệp chúng ta có một đội ngũ vẫn đào tạo cho nhau bằng hình thức on-job training. CEO đào tạo các quản lý cấp trung, các quản lý cấp trung lại đào tạo tiếp cho các nhân viên mình quản lý…vv. Đây chính là nguồn lực làm nội dung thiết thực và hiệu quả nhất. Bởi không ai hiểu Doanh nghiệp và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp mình bằng chính các bạn.

Nội dung đào tạo giờ đây không chỉ là kiến thức chuyên sâu theo từng bộ phận mà ngay cả: Quy chế quy định công ty, học sản phẩm mới, dịch vụ mới… đều là một phần cấu thành nên nội dung đào tạo của Doanh nghiệp.

# Cơ sở vật chất

Có người dạy người học rồi thì bây giờ lớp học ở đâu. Bố trí một lớp học hữu hình thì quá lãng phí nguồn lực tài chính.

Lớp học bây giờ vẫn tồn tại nhưng không phải đặt tại doanh nghiệp mà đặt trên Cloud. Cloud sẽ lưu trữ, quản lý tất cả nội dung chương trình đào tạo của Doanh nghiệp và phân phối đến các học viên của Doanh nghiệp.

# Thời gian

Một doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tích cực sản xuất, kinh doanh để duy trì đà tăng trưởng là điều được ưu tiên hàng đầu. Đào tạo chiếm vào quỹ thời gian của sản xuất kinh doanh là điều tối kỵ. 

Để sản xuất, kinh doanh không gián đoạn mà đào tạo vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục được thì không có cách thức nào khác ngooài đào tạo online trên nền tảng Cloud.

Người dạy có thể đưa nội dung đào tạo từ bất cứ thời điểm nào và từ bất cứ đâu (trên đường đi công tác, ngày nghỉ…)

Tương tự như vậy Người học cũng có thể học từ bất cứ thời điểm nào và bất cứ đâu.

Như vậy là hoạt động đào tạo hoàn toàn không chiếm vào quỹ thời gian sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.



(Đến đây các bạn đã có nhiều hơn những thắc mắc về nền tảng công nghệ Cloud based learning system. Các bạn có thể tìm hiểu qua một hệ thống tiêu biểu: https://cls.vn)

# Quản lý nội dung và đánh giá kết quả

Công nghệ đào tạo trên nền tảng đám mây sẽ đảm nhiệm việc này thay nhân sự cơ hữu tại doanh nghiệp.

-Tổ chức sắp xếp lớp học

- Tổ chức thông báo tới học viên

- Tổ chức thi và kiểm tra đánh giá

- Thống kê kết quả học và thi, kiểm tra đánh giá

Tất cả đều chính xác và có kết quả ngay

# Chi phí

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm ngay 95% chi phí cho hoạt động đào tạo nếu áp dụng công nghệ Cloud cho doanh nghiệp mình. Bởi tất cả các phần về nhân sự, về cơ sở vật chất, về tổ chức, kiểm tra, đánh giá… đều đã được công nghệ giải quyết một cách triệt để.

P/s: 
Với tất cả các nhận định bên trên chúng ta đều thấy khi kết hợp giữa nguồn lực Doanh nghiệp đang có và công nghệ mới. Dù doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể có một hệ thống đào tạo hiệu quả.

Việc mỗi Doanh nghiệp Việt Nam sở hữu một Academy online với Cloud based learning system là điều hoàn toàn trong tầm tay.
Blended learning: Phương pháp đào tạo tối ưu tại doanh nghiệp

Blended learning: Phương pháp đào tạo tối ưu tại doanh nghiệp

Blended learning là gì, hiểu một cách đơn giản đó là sự kết hợp giữa đào tạo online và offline 

Nếu cần một từ để mô tả về Blended learning trong đào tạo thì đó là “Linh hoạt”, nó giúp các DN hoàn toàn kiểm soát được thời gian, địa điểm và cách thức đào tạo nhân viên trong công ty. 

Phương pháp Blended learning sẽ cho chúng ta sẽ thấy sự bổ khuyết tuyệt vời của phương pháp học online.


          Kết hợp giữa đào tạo online và offline đang là xu hướng, hiệu quả tối ưu (Ảnh: Internet)

Lịch trình học thân thiện

Blended learning tạo cơ hội truy cập vào nguồn tài liệu, chương trình, khóa học mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng và thuận tiện, từ đó doanh nghiệp có thể đào tạo nhân viên 24/7. 

Sẽ có nhiều người yêu thích thời gian học tập online vào mỗi buổi sáng, trong khi những người khác lại tranh thủ học vào giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc. Một số lại cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc online vào ban đêm vì sự yên tĩnh. Phương pháp Blended learning đã cung cấp cơ hội học tập linh hoạt dù lịch trình hoặc môi trường công việc và sở thích học tập của mỗi nhân viên là khác nhau nhưng vẫn giúp đảm bảo việc hoàn thành kiến thức và chương trình đào tạo một cách kịp thời. 

Nguồn tài liệu phong phú

Thông thường các chương trình đào tạo online sẽ bao gồm nhiều nguồn tài liệu và kỹ thuật giảng dạy khác nhau, đặc biệt là có thể kết hợp với Multimedia để tạo và thiết kế các bài giảng hấp dẫn như video, âm thanh, flash, ảnh động,… để tăng độ hấp dẫn khiến nhiều người tham gia. 

Tăng cường hiệu quả đào tạo

Rõ ràng khi chúng ta duy trì một thói quen nào đó theo một lịch trình cụ thể sẽ tạo ra được một kết quả tốt, như thường xuyên tập thể dục thì cơ thể sẽ luôn dẻo dai khỏe mạnh vậy. Kiến thức cũng tương tự, kiến thức sẽ được tăng lên nếu được đào tạo thường xuyên và liên tục.

Một lợi ích cực lớn nữa của Blended learning đó là giúp lưu trữ lại nhưng kiến thức và tài liệu học tập, đào tạo của Doanh nghiệp. Các nội dung E.learning sẽ được tạo và lưu trữ dễ dàng hơn nhiều so với cách học tập truyền thống. Nhân viên công ty có thể học và xem lại bất kể khi nào họ cần đến, nhanh chóng và tiện lợi. 

Đơn giản hóa công tác và quy trình đào tạo

Trong phương pháp truyền thống, sau mỗi chương trình đào tạo sẽ phải xử lý một lượng data khổng lồ đặc biệt là với những Doanh nghiệp lớn. Từ chấm bài, đánh giá chất lượng đến thống kê và xếp loại. Trong khi đó với sự hỗ trợ của công nghệ đào tạo trên nền tảng đám mây các thao tác này sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian rất nhiều. Kết quả sẽ được trả về ngay sau khi nhân viên hoàn thành xong khóa học, và việc thống kê đánh giá sẽ được thực hiện trên các file dữ liệu có sẵn. 
Nhân viên có thể kiểm soát việc đào tạo của chính mình

Đào tạo với phương pháp Blended learning cho phép nhân viên có thể tham gia vào quản lý và theo dõi chương trình học tập của chính mình. Họ có thể tự kiểm soát và lên kế hoạch học tập mọi lúc mọi nơi theo thời gian biểu riêng để đạt được kết quả cao nhất. Tự theo dõi kết quả đạt được và tự bổ sung kiến thức cần thiết theo yêu cầu của công việc.

Tăng các kỹ năng làm việc

Một trong những kỹ năng quan trọng đối với người lao động mà phương pháp học tập online mang lại đó là giao tiếp. Trong xu thế phát triển toàn cầu, việc giao tiếp và tương tác qua internet đang chiếm phần lớn. Vì vậy, đào tạo online sẽ là cách nhanh chóng giúp các nhân viên trong công ty phát triển kỹ năng giao tiếp ảo của mình bằng cách tương tác, trao đổi, chia sẻ idea, kiến thức của mình với nhân viên khác qua hệ thống Internet. Từ đó, họ có thể học hỏi làm thế nào để hoạt động và giao tiếp cả trong thực và thế giới ảo.

Qua phân tích, doanh nghiệp đã hiểu được các lợi ích và sự tối ưu khi đào tạo nhân viên bằng phương pháp Blended learning. Để chuyển từ phương pháp đào tạo truyền thống sang đào tạo Blended learning, doanh nghiệp cần sự tư vấn hỗ trợ của một số đơn vị xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ và nội dung E-learning. Tại Việt Nam, có một số đơn vị như CLS tư vấn miễn phí và cung cấp giải pháp giúp doanh nghiệp đào tạo hiệu quả theo phương pháp Blended learning.
Doanh nghiệp Việt, chi tiếp khách, nhậu nhẹt gấp hàng chục lần đào tạo

Doanh nghiệp Việt, chi tiếp khách, nhậu nhẹt gấp hàng chục lần đào tạo

Trung bình một năm doanh nghiệp chỉ bỏ ra chi phí đào tạo 400 ngàn/ nhân viên/ năm. Nhưng họ sẵn sàng chi gấp hàng chục lần như vậy cho các hoạt động tiếp khách và nhậu nhẹt trong công ty. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo chưa được chú trọng đúng mức.

1.    Từ văn hóa “ăn nhậu” đến văn hóa “học tập”

Nói về giá trị của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch HĐQT công ty Chứng khoán Sài Gòn đã chia sẻ những công ty mà chi phí tiếp khách, ăn nhậu lớn hơn chi phí đào tạo sẽ bị đánh giá thấp và liệt kê vào loại rủi ro cao.

Tuy vậy, rất nhiều CEO giữ quan niệm nhậu nhẹt là hoạt động teambuilding và công ty sẵn sàng chi trả. Đôi khi nhậu nhẹt được xem là thước đo đánh giá khả năng trong công việc. Ai không uống được rượu sẽ bị sếp chê tiếp khách không tốt. Dần dà, rất nhiều người hình thành quan niệm muốn tăng lương, lên chức là phải nhậu giỏi.



Số lượng các công ty có văn hóa ăn nhậu ngày càng tăng mà văn hóa học tập thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam của Lê Quân khảo sát tại 335 công ty có hoạt động đào tạo tại Việt Nam, ngân sách đào tạo chỉ chiếm 7,13% quỹ lương, khoảng 400 ngàn/nhân viên/năm (1). Thực tế cho thấy, con số chi cho ăn nhậu có thể gấp hàng chục lần.

Theo PGS, TS. Lê Quân: "Doanh nghiệp đầu tư chưa tương xứng cho công tác phát triển nguồn nhân lực."

Tương đương với mức đầu tư chưa tương xứng, hoạt động đào tạo tại các doanh nghiệp hiện nay chưa diễn ra thực sự hiệu quả.

72% doanh nghiệp chỉ đào tạo kỹ năng liên quan đến công việc của nhân viên. 67% DN không xây dựng được lộ trình đào tạo bài bản, rõ ràng.

2, Đầu tư cho đào tạo - bí kíp vượt trội của những doanh nghiệp tỷ đô

Ông Chris Harvey, Tổng Giám đốc VietnamWorks cho rằng, người quản lý trong các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhân viên của mình học hỏi không ngừng. Google khuyến khích tất cả kỹ sư của họ dành hơn 20% quỹ thời gian mỗi ngày để học và làm dự án không liên quan đến công việc. Tất cả nhân viên mới tại các cửa hàng của Apple phải trải qua huấn luyện hàng tuần trước khi giao tiếp với khách... "Các công ty thành công nhất trong lĩnh vực của họ đều nhờ việc xây dựng môi trường học hỏi không ngừng”.

Theo báo cáo của IBM, với 1$ doanh nghiệp chi cho đào tạo, họ có thể thu về 30$ nhờ tăng hiệu quả làm việc (2).



Việc đầu tư thời gian và tiền bạc cho hoạt động đào tạo phát triển đội ngũ là hoàn toàn đúng đắn. Các doanh nghiệp đang có hoạt động đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo bài bản, rõ ràng, phù hợp với từng người lao động.

3. Cloud learning - Lời giải cho bài toán phát triển nguồn nhân lực

Để việc đào tạo thực sự thu được hiệu quả, hình thức đào tạo rất quan trọng. Ngoài hình thức đào tạo truyền thống là giảng viên đứng lớp hay cầm tay chỉ việc, doanh nghiệp có thể kết hợp với hình thức đào tạo trực tuyến.

Một cuộc nghiên cứu của The e-Learning Guild cho thấy 73% thành viên của họ tham gia các khóa học online và có đến 95% (3) số người cho biết họ áp dụng hiệu quả những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc hàng ngày.


Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số đơn vị công nghệ cung cấp platform cho đào tạo. Trong đó, CLS là platform phù hợp với đặc thù đào tạo doanh nghiệp trong nước… Với công nghệ cloud learning, cán bộ nhân viên có thể học tập mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị với chương trình học được thiết kế riêng phù hợp với lộ trình phát triển tại công ty. Đồng thời, ban giám đốc và bộ phận HR có thể dễ dàng đo lường hiệu quả đào tạo và đánh giá từng người lao động.

Làm một phép so sánh vui, đầu tư cho một hệ thống đào tạo nội bộ trực tuyến chỉ bằng vài bữa nhậu cho các anh em mà có thể giải quyết được bài toán phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

Tham khảo:
(1): Theo Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam, Lê Quân
(2): Theo E-learning Industry
(3): Theo The E-learning Guild
2017, thời điểm Doanh nghiệp Việt chuẩn hóa việc đào tạo bằng công nghệ đám mây

2017, thời điểm Doanh nghiệp Việt chuẩn hóa việc đào tạo bằng công nghệ đám mây

Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tăng sức cạnh tranh trên thị trường không phải là điều đáng bàn cãi, tuy nhiên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác đào tạo hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

I, Các khó khăn trong triển khai đào tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam

Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới coi đào tạo như một chiến lược đầu tư quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh thì có nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi đào tạo như một khoản chi phí cắt giảm càng nhiều càng tốt. 


  Khi doanh nghiệp gặp khó khăn hay biến động, chi phí đào tạo thường bị cắt giảm (Ảnh: Internet)

Tại các doanh nghiệp đang triển khai đào tạo, vẫn đang tồn tại một số khó khăn điển hình sau:

Lãnh đạo chưa xác định được chương trình đào tạo phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp.

Không có cán bộ phụ trách đào tạo hoặc có thì cũng chưa đủ năng lực. Hiện nay, phần lớn các cán bộ đào tạo chỉ có khả năng thực hiện các công việc liên quan đến hành chính trong đào tạo như tổ chức lớp học, thuê giảng viên, tổng hợp đánh giá học viên.

Kinh phí đào tạo tương đối eo hẹp, đang ở mức rất thấp gần 400 ngàn/nhân viên/ năm (theo Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, Lê Quân)

Tổ chức lớp học gặp khó khăn, nhất là đối với các đơn vị có nhiều chi nhánh trải dài trên toàn quốc. Đồng thời việc đào tạo luôn chiếm một quỹ thời gian không nhỏ của bộ phận quản lý cũng như bộ phận tham gia trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh.

II, CLS - Đào tạo bằng công nghệ đám mây - chi phí thấp - triển khai nhanh - vận hành đơn giản

CLS là hệ quản lý đào tạo lý tưởng để giải quyết tất cả các thách thức kể trên nhờ khả năng: Quản lý, lưu trữ, phân phối khóa học cực kỳ linh hoạt; Phân phối khóa học đến từng người, từng nhóm người giúp người học học linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị.

CLS còn giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của từng nhân sự và theo dõi được tiến trình học tập và tiến bộ của họ trong suốt quá trình làm việc và học tập tại công ty.
CLS mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp thông qua việc giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.

CLS có chi phí đầu tư rất thấp tính bình quân khoảng 20.000đ/1 nhân sự/tháng.



Với Công nghệ Cloud learning - CBNV có thể học mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị (Ảnh: Internet)

Không có doanh nghiệp thành công nào mà không đầu tư cho đào tạo.

Không có doanh nghiệp FDI nào đến Việt Nam mà lại không mang theo hệ thống đào tạo – nhờ đào tạo mà họ có thể đi xa như vậy.

Triển khai CLS chính là một khoản đầu tư dài hạn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. 
Bí kíp của đội sale thần thánh: Inhouse Training, Public Training hay đào tạo nội bộ trực tuyến

Bí kíp của đội sale thần thánh: Inhouse Training, Public Training hay đào tạo nội bộ trực tuyến

Mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp là doanh số bán hàng, tuy nhiên các công ty thành công đều bắt nguồn từ nhân viên sale giỏi. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải đơn vị nào cũng dễ dàng thu hút được các nhân viên sale có kinh nghiệm, chính vì vậy, việc đào tạo sale bài bản và chuyên nghiệp hết sức quan trọng. Bài viết này, tôi sẽ đi theo góc nhìn về đào tạo sale đánh giá theo từng hình thức: Public, Inhouse hay đào tạo nội bộ trực tuyến.
I, Public Training
Đào tạo theo hình thức Public là việc tham gia các khóa học bên ngoài, tổ chức thường xuyên, theo định kỳ, chỉ cần đáp ứng về mặt chi phí đều có thể tham gia.
Hiện nay có rất nhiều khóa học đào tạo chung về kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho nhân viên  kinh doanh lựa chọn.
Nếu bạn lựa chọn cho nhân viên học các khóa học này, sẽ có những lợi ích sau:
1. Hiệu quả về mặt chi phí nếu cử số lượng nhân viên đi học dưới 5 người.
2. Tập trung vào việc học, không gian bên ngoài doanh nghiệp, nhân viên sẽ tập trung giảm thiểu tình trạng stress từ công việc, ảnh hưởng hiệu quả học hỏi.
3. Người tham gia tới từ nhiều doanh nghiệp khác nhau, đó là cơ hội cho việc tạo mối quan hệ và học hỏi từ những người khác, học được nhiều kinh nghiệm khác nhau. Đây là sự khác biệt với đào tạo Inhouse.
Tham gia các khóa public, sale có thể học hỏi và tạo dựng mối quan hệ từ những người từ nhiều lĩnh vực khác nhau (Ảnh: Internet)


Đào tạo sale Public sẽ có những bất cập sau:
Đào tạo Public khó chia sẻ vấn đề nội bộ
1. Khóa học diễn ra theo lịch cố định nên có thể không phù hợp với thời gian của nhân viên tham gia học.
2. Các nội dung đào tạo đều hướng tới mục tiêu đạt các kỹ năng căn bản của hầu hết các đối tượng nên khá chung chung, sẽ không thích hợp với nhu cầu từ doanh nghiệp. Mỗi một ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, đặc thù về sản phẩm sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác nhau.   
3. Khi tham gia các khóa đào tạo Public, các vấn đề riêng của cá nhân hay doanh nghiệp khi thực hiện công việc không được giải quyết triệt để. Mỗi thầy chỉ chuyên sâu về một vài ngành và không am hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm nên không thể đưa ra giải pháp phù hợp.


II, Inhouse training
Đào tạo Inhouse là hình thức đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp hay còn gọi là Inhouse Training. Khác với Public Training (học tại trụ sở đơn vị đào tạo), chương trình đào tạo Inhouse được tổ chức ngay tại doanh nghiệp, với hình thức tổ chức khác biệt, phù hợp với yêu cầu của quản lý, lãnh đạo. Doanh nghiệp hợp tác với tổ chức đào tạo để thiết kế, xây dựng chương trình học phù hợp với doanh nghiệp.
Ưu điểm của chương trình đào tạo InHouse là gì?
1. Địa điểm, thời gian và ngày giờ đào tạo có thể được thống nhất giữa doanh nghiệp và tổ chức đào tạo. Kế hoạch đào tạo được thiết kế riêng cho doanh nghiệp nên sẽ có lịch trình thời gian, địa điểm phù hợp với công tác sản xuất kinh doanh.
2. Nội dung được thiết kế riêng để nhắm đến mục tiêu rõ ràng với từng nhóm kinh doanh theo đặc thù sản phẩm, dịch vụ.
3. Người đào tạo trực tiếp (có thể là chuyên gia) sẽ hướng dẫn và giải quyết các vấn đề, dựa trên kinh nghiệm chuyên môn lâu năm, giúp nhân viên tháo gỡ khúc mắc của mình trong công việc cụ thể.
4. Đào tạo nhiều người và tập trung, chi phí sẽ hiệu quả.


Chi phí thuê đơn vị đào tạo xây dựng chương trình Inhouse Traning sẽ rất cao nếu đào tạo nhóm nhỏ (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, đào tạo Inhouse có một số khuyết điểm sau:
1. Với đội nhóm nhỏ, chi phí thuê đơn vị đào tạo biên soạn và tổ chức khá cao. Chi phí cho một khóa học có thể lên tới hàng trăm triệu. Khi có sự thay đổi nhân sự, sẽ phải tổ chức lại các khóa học này, chi phí đội lên gấp nhiều lần.
2.  Tổ chức lớp học tại cơ sở doanh nghiệp, người tham gia có thể phân tâm vì công việc, họ vào học trễ giờ, hoặc lấy cớ là đi học để trốn việc. Hiệu quả của việc đào tạo sẽ bị giảm sút.
III, Đào tạo nội bộ trực tuyến
Trong rất nhiều doanh nghiệp, đội ngũ sale thường trong tình trạng biến động nhân sự liên tục. Không phải doanh nghiệp nào cũng tuyển được sale theo số lượng lớn ở cùng một thời điểm, chính vì thế, mỗi lần có một sale mới, phòng đào tạo hoặc quản lý kinh doanh sẽ phải đào tạo các bài học lặp đi lặp lại.
Hiện nay, hình thức đào tạo sale được rất nhiều công ty lớn áp dụng là đào tạo sale trên hệ thống LMS (Learning management system)
Khi sở hữu một hệ thống LMS riêng, doanh nghiệp sẽ có thể đào tạo sale theo các khóa học E-learning tự thiết kế riêng cho doanh nghiệp mình. Hệ thống đào tạo nội bộ cho phép doanh nghiệp:
- Tạo và lưu trữ các khóa học trực tuyến trên hệ thống.
- Quản lý sự tiếp cận của người dùng (quản trị viên, giáo viên, học viên) vào các khóa học trực tuyến có trên hệ thống.
- Kiểm tra, đánh giá tiến trình người học trong từng khóa học của họ.
Mỗi một sale mới sẽ được cấp một tài khoản trên hệ thống, và được học các khóa học theo quy trình đào tạo sale trong doanh nghiệp dưới dạng các bài giảng E-learning.
Ưu điểm của đào tạo sale trên hệ thống đào tạo nội bộ
1. Tiết kiệm thời gian của các giảng viên nội bộ và lãnh đạo, không phải đào tạo các bài học về các kỹ năng căn bản phục vụ cho bán hàng nhiều lần.
2. Tổ chức lớp học tiện lợi, không cần quan tâm đến cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Cán bộ nhân viên có thể học mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị.
3. Khóa học E-learning được lưu trữ trên hệ thống, một sale có thể học các khóa học nhiều lần (không tốn thêm chi phí).
4. Mỗi sale được thiết kế một lộ trình học riêng phù hợp với level (nhân viên mới, quản lý nhóm,…), kiến thức được bảo toàn khi luân chuyển phòng ban.
5. Đào tạo gắn liền với sản phẩm kinh doanh và mục tiêu phù hợp cho từng nhóm sale.


Mỗi sale được thiết kế lộ trình học riêng phù hợp với từng level (Ảnh: CLS.vn)


Khuyết điểm của đào tạo sale trên hệ thống đào tạo nội bộ trực tuyến
1. Mất thời gian ban đầu xây dựng bài giảng E-learning để đưa lên hệ thống.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp từ xây dựng hệ thống riêng đến cung cấp nội dung E-learning với mức chi phí hợp lý như CLS.vn (chưa đến 100.000/CBNV/năm)
Nhìn chung, để có được đội ngũ giỏi, chính giảng viên nội bộ phải dành thời gian và tâm huyết để xây dựng chương trình đào tạo dành riêng cho sale. Biết được ưu điểm, nhược điểm của từng hình thức đào tạo, doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn hình thức đào tạo tối ưu, có thể kết hợp nhiều hình thức đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.
Doanh nghiệp của bạn đang đào tạo theo hình thức nào, có hiệu quả không, sắp tới bạn có dự định gì mới trong việc lựa chọn hình thức đào tạo, hãy chia sẻ cùng CLS nhé!